Giới thiệu Chén Thiên Mục Diêu Biến (Chén Chủ pha trà đạo)
Chén Thiên Mục Diêu Biến (Chén Chủ pha trà đạo)
– Dung tích: Do sản phẩm có nhiều mẫu do vậy shop có ghi chú cụ thể kích thước và dung tích của mỗi mẫu trên hình ảnh sản phẩm (quý khách vui lòng tham khảo)
– Kích thước của chén: theo mẫu
– Chế tác: Thủ công
– Chất liệu: Gốm Kiến Âu, tráng men thiên mục Diêu Biến
– Xuất xứ: Kiến Châu (nay là Kiến Âu – một huyện của Phúc Kiến)
Mô tả sản phẩm Chén Thiên Mục:
+ Chén Thiên Mục được chế tác hoàn toàn thủ công từ tạo hình đến kéo phôi đều do đôi bàn tay hoàn thành, tỉ mỉ cẩn thận. Diêu biến (Biến hóa kỳ ảo từ lò nung) vô cùng khéo léo, 1 do chế tác, 2 do công phu, điều lửa điêu luyện, tự nhiên trở thành kẻ chế tác thuần thục nhất, sắc màu không trùng lặp.
Mỗi chén kiến trản thể hiện hay đại diện cho 1 sắc màu hay ý nghĩa khác nhau, muôn hình vạn trạng, kỹ thuật chú trọng ở hình dáng, ngọn lửa và chất men.
+ Trên bề mặt chén có tráng men với hiện tượng thay đổi độ võng và diêu biến rõ ràng, và có “thố hào”, “du tích”, ” diệu biến”, “vết đốm”. Do hình tượng trên men, như các sọc lụa sọc bạc như lông thỏ mà thành tên. Theo màu men của nó, nó được chia thành “kim trản”, “ngân trản” và “lam khôi trản”. Lam khôi trản đặc biệt có giá trị.
+ Khi quan sát bề mặt chén dưới kính lúp có độ phóng đại cao, bạn sẽ thấy được những chiếc lông men nhỏ trên bề mặt tráng men, rải rác những ngôi sao vàng như bông tuyết, ngôi sao bạc và ngôi sao đỏ. Những hạt tinh thể như lông của con thỏ rủ xuống dày và sâu, cong và uốn lượn, giống như gò của Cao nguyên hoàng thổ. Màu sắc dày và nhẹ, nông sâu, đậm nhạt và sự thay đổi là vô tận.
Nguồn Gốc:
Lịch sử của men Thiên Mục
Chất men Thiên Mục có nguồn gốc từ Kiến Châu (nay là Kiến Âu – một huyện của Phúc Kiến), do ban đầu chỉ được dùng để làm chén uống trà nên chất men này được đặt là Kiến Trản – ‘trản’ là cái chén nhỏ còn ‘kiến’ là lấy từ ‘kiến’ phổ biến ở các địa danh nơi đây. Không rõ thời gian chính xác men Thiên Mục ra đời vào khi nào nhưng có một điều chắc chắn là loại men này cực kỳ được ưa chuộng vào thời nhà Tống (960-1279). Trong khi đó theo những người chuyên nghiên cứu về trà đạo Nhật Bản thì từ Thiên Mục (Tenmoku) thì từ Thiên Mục có được ghi nhận trong tài liệu có từ năm 1333. Nhưng theo nhận định khá tin cậy của một số nhà sử học thì đồ gốm làm từ chất men này có mặt ở Nhật Bảo vào giai đoạn Kamakura (1192-1333). Nhận định này dựa trên cơ sở là vào thời kỳ Kamakura thì có môt lượng lớn nhà sư Nhật Bản sang Trung Quốc để học thêm về Phật Pháp. Giai đoạn này trùng với thời kỳ Nam Tống (1127-1279) ở Trung Quốc, đây là khoảng thời gian mà nhiều nhà sư Nhật Bản ghé sang nhiều ngồi đền chùa ở Trung Quốc để học hỏi thêm về Phật Pháp. Có một nhóm nhà sư người Nhật ghé đền Thiên Mục nên họ không chỉ học về Phật Pháp mà còn học về cách thưởng trà của những nhà sư nơi đây. Khi về nước thì các nhà sư Nhật Bản mang theo những chén trà Kiến Trản – và để tri ân thì họ đặt tên những chén trà này là Thiên Mục theo tên ngôi đền mà họ đã ở và tu hành.
Giá GIGACHAD